Cây Tùng
Cây Tùng có rất nhiều loại, nhưng đặc điểm chung của cây tùng là loại cây thân gỗ trung bình. Tại Việt Nam hiện nay, có 6 loại tùng phổ biến:
– Tùng la hán lá nhỏ, xanh và dày, thân thẳng, cao khoảng 15-20m.
– Tùng Cối là hình kim, thân thẳng cao từ 15-20m.
Mô tả
Cây Tùng
Cây tùng là một trong số tứ quý được ưa thích theo quan niệm của phương Đông: tùng, trúc, cúc, mai. Tùng được trồng làm cảnh, cũng có thể uốn, bẻ để tạo dáng bonsai.
Cây Tùng có rất nhiều loại, nhưng đặc điểm chung của cây tùng là loại cây thân gỗ trung bình. Tại Việt Nam hiện nay, có 6 loại tùng phổ biến:
– Tùng la hán lá nhỏ, xanh và dày, thân thẳng, cao khoảng 15-20m.
– Tùng Cối là hình kim, thân thẳng cao từ 15-20m.
– Tùng Liễu (còn gọi là tùng tí liễu) lá kim, cành mềm rủ xuống giống như liễu. Loại này trồng gần hồ nước thì rất đẹp.
– Tùng bách tán (bách tán) thân mọc thẳng, chiều cao 15-20m, cành mọc quanh thân thành tán và có nhiều tầng tán xếp từ gốc lên ngọn nên có tên gọi là tùng bách tán.
– Bạch đầu tùng hay thường gọi là cây thông nàng. Loại này thân nhỏ, không cao, lá kim, có nhược điểm hay rụng để lại lá khô trên cành, làm giảm vẻ đẹp của cây.
– Tùng đuôi ngựa hay còn gọi là cây thông mã vĩ, loại này có 3 loại: thông 2 lá, thông 3 lá và thông 5 lá, trong đó thông 5 lá là quý hơn cả.
Trong 6 loại trên, có 2 loại thường được chọn làm nguyên liệu bonsai là tùng la hán và cây tùng cối.
Tùng là loại cây ưa sáng và chịu bóng một phần. Cây tùng có thể được nhân giống bằng cách giâm hom hoặc chiết cành.
Cây tùng nhìn chung đại diện cho khí phách của người quân tử do dáng cao, luôn vươn thẳng lên trong những điều kiện khắc nghiệt.
Поделиться в соц. сетях
Bạn phải đăng nhập để gửi đánh giá.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.